Tin tức

Nhân Kỷ niệm 67 năm ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2022, nhìn lại 59 năm những thành tựu công tác Y tế huyện Minh Long

 

Ngày 27/2/1955 là ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành y tế. Từ đó, ngày 27/2 trở thành ngày Thầy thuốc Việt Nam. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Thầy thuốc như mẹ hiền’’ Trong suốt chặng đường đấu tranh chống giặc ngoại xâm dành độc lập tự do cho dân tộc, do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo; các thế hệ thầy thuốc đi trước luôn nêu cao tinh thần y đức; Qua bao gian nan thử thách dưới mưa bom, bão đạn cứu chữa nhiều thương bệnh binh trên các chiến trường, các anh chị cán bộ y tế đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp cách mạng, Các lớp Thầy thuốc đi trước đã cống hiến và để lại những công trình y khoa đồ sộ và những tấm gương y đức mà những người thầy thuốc hôm nay phải luôn ghi nhớ và học tập.

Bệnh xá Minh Long được thành lập vào năm 1963 tại Làng Giữa xã Long Môn, do đồng chí Y sỹ Thiệu phụ trách trạm xá, còn có 9 đồng chí khác vừa làm y tá, hộ lý, chị nuôi. Nhiệm vụ chủ yếu của các đồng chí là chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị thương bệnh binh, lúc bấy giờ dụng cụ, nhà cửa trạm xá rất thô sơ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men, bông gạc, cồn còn thiếu thốn, các đồng chí phải tự khắc phục, như mỗi lần thay băng cho thương binh là các chị y tá phải giặt lại để tận dụng phục vụ tiếp cho những bệnh nhân khác. Một cây kim tiêm thuốc phải dùng để tiêm cho rất nhiều bệnh nhân, tiêm xong bệnh nhân này, súc rửa và luộc lại để tiêm cho bệnh nhân khác, có khi phải mài lại kim…

          17/8/1974 huyện Minh Long được hoàn toàn giải phóng Bệnh xá chuyển về tại trung tâm huyện lỵ được tiếp quản một số y dụng cụ của bệnh xá chế độ ngụy để lại và giai đoạn này đội ngủ Y bác sĩ được bổ sung từ miền bắc vào như: Y sĩ Nguyễn Đại Chúng trưởng Bệnh xá, Bác sĩ Lữ Trị, Bác sĩ Đinh Thị Thu Chanh, Y sĩ Đinh Văn Giờ, Y tá Nguyễn Hồng Hải. Trong thời gian này tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện thường xuyên xảy ra phức tạp, như: dịch sốt rét, dịch bại liệt, dịch viêm não trẻ em…điều kiện xe cấp cứu không có, thuốc men không đủ; nhưng sự nổ lực của đội ngủ thầy thuốc của Bệnh xá luôn nghiên cứu sáng tạo, đẩy mạnh các hoạt động y tế dự phòng, kết hợp phương pháp điều trị đông tây y kết hợp để điều trị bệnh cho nhân dân.

          1982 huyện Minh Long được tách ra từ huyện Nghĩa Minh, Bệnh xá được thành lập thành Bệnh viện đa khoa huyện Minh Long, do Y sĩ Nguyễn Đại Chúng làm Giám đốc Bệnh viện, Bác sĩ Đinh Thị Thu Chanh làm Phó giám đốc, Bác sĩ Lữ Trị làm Đội trưởng Đội vệ sinh phòng dịch; Bệnh viện được bổ sung thêm một số Y sĩ mới ra trường như: Y sĩ Huỳnh Thị Y , Đặng Thị Kim Dung, Lê Thị Anh Thư, Trần Văn Sơn…trong giai đoạn này thuộc bao cấp tình hình kinh tế của nhân dân rất khó khăn; dịch mới phát sinh nhiều loại bệnh. Sự đoàn kết cao của đội ngủ thầy thuốc, Ban giám đốc thường xuyên tiếp nhận cán bộ mới bổ sung và tập huấn chương trình Y tế mới nên tổ chức triển khai tốt công tác y tế dự phòng và các kỹ thuật như tiểu phẩu, triển khai tốt các hoạt động sản, nhi và các chuyên khoa lây…công tác tiêm chủng mở rộng đã được triển khai, tình hình chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được nâng cao, tình hình dịch bệnh đã được khống chế như: dịch sốt rét, bại liệt, viêm não…năm 1989 Bệnh viện Minh Long được tiếp nhận xe cứu thương Uoat củ từ tỉnh Nghĩa Bình, nên công tác vận chuyển bệnh nhân lên tuyến trên kịp thời giảm tỷ lệ chết do bệnh năng.

          Ngày 15/10/1993 Trung tâm Y tế huyện Minh Long được thành lập theo Quyết định số 127/QĐ-UB của Chủ tịch UBND huyện Minh Long. do Y sĩ Nguyễn Đại Chúng Trưởng phòng Y tế-Thể dục thể thao huyện kiêm Giám đốc Bệnh viện, Bác sĩ Đinh Thị Thu Chanh làm Phó giám đốc, sau đó Bác Sĩ Lữ Trị làm giám đốc, Bác sĩ Lê Thị Anh Thư  và BS Đinh Thị Mai Hương làm Phó giám đốc.

          2006 Trung tâm Y tế huyện được xây dựng mới đưa vào sử dụng, do Bác sĩ Đinh Thị Mai Hương làm giám đốc từ 10/10/2008 và BS Đinh Muôn, BS Nguyễn Tấn Dũng làm Phó Giám đốc. TTYT có công suất 50 giường bệnh, trang thiết bị Y tế được trang bị dần, các chương trình Y tế Quốc gia được triển khai, hoạt động kết quả cao, đội ngủ thầy thuốc Y bác sĩ sĩ, điều dưỡng được đào tạo nâng cao, phân bổ đủ đáp ứng TTYT mở rộng các chuyên khoa; tinh thần, thái độ, y đức của thầy thuốc được nâng cao phục vụ tốt công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được nhân dân tin tưởng. Tại 05 trạm y tế xã dần được xây dựng mới, có 3/5 trạm có Bác sĩ, điều dưỡng, Nữ hộ sinh bố trí trạm có 6 cán bộ.

          Đặc biệt TTYT Minh Long là huyện miền núi đầu tiên được thành lập Khoa Đông y-Phục hồi chức năng của Trung tâm Y tế huyện Minh Long xây dựng khang trang, sạch sẽ và được đầu tư nhiều trang, thiết bị. Các y, bác sĩ trong khoa rất nhiệt tình, chu đáo. Chính vì vậy, số bệnh nhân đến khám và điều trị tại khoa ngày càng tăng. mỗi ngày trung tâm tiếp nhận hơn 100 bệnh nhân đến khám, điều trị bằng đông y. Riêng bệnh nhân nội trú luôn dao động khoảng 40 bệnh nhân, được coi là một trong những điểm sáng của ngành y tế trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân bằng y học cổ truyền.

Hiện nay Trung tâm Y tế huyện Minh Long, do Bác sĩ Đinh Muôn làm giám đốc, BS Trần Đặng Giao làm Phó giám đốc, TTYT được trang bị  80 giường bệnh; có 13 Bác sĩ/vạn dân, đào tạo 07 Bác sĩ chuyên khoa I. không còn trình độ trung cấp. tại 05 trạm y tế có Bác sĩ đạt 100%. Có 4/5 xã đạt và duy trì xã đạt chuẩn Quốc gia. Trang thiết bị y tế được trang bị các máy phục vụ trong chẩn đoán, kỹ thuật điều trị, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh tại huyện. Tinh thần trách nhiệm, đoàn kết của đội ngủ thầy thuốc luôn “Đổi mới phong cách thái độ hướng tới sự hài lòng của người bệnh là một trong những yêu cầu cấp thiết và có tầm quan trọng rất lớn trong giai đoạn hiện nay đối với toàn bộ hệ thống y tế huyện thực hiện tốt những quy định về quy tắc ứng xử của Công chức-Viên chức-Người lao động tại cơ sở y tế; Đó là việc triển khai thực hiện lồng ghép xây dựng cơ sở y tế xanh, sạch, đẹp; Thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết về tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng , đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05/CT-TW của Bộ chính trị.

Công tác khám bệnh, chữa bệnh đã khẳng định được vị thế của một bệnh viện hạng III, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú đều tăng theo từng quý, năm. Đặc biệt công tác khám, chữa bệnh Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng đang thu hút rất nhiều bệnh nhân đến điều trị nội trú và ngoại trú. Là đơn vị y tế miền núi đầu tiên thành lập được Khoa Y học cổ truyền & Phục hồi chức năng.

Ngày 27/2/1955 là ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành y tế. Từ đó, ngày 27/2 trở thành ngày Thầy thuốc Việt Nam. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Thầy thuốc như mẹ hiền’’ Trong suốt chặng đường đấu tranh chống giặc ngoại xâm dành độc lập tự do cho dân tộc, do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo; các thế hệ thầy thuốc đi trước luôn nêu cao tinh thần y đức; Qua bao gian nan thử thách dưới mưa bom, bão đạn cứu chữa nhiều thương bệnh binh trên các chiến trường, các anh chị cán bộ y tế đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp cách mạng, Các lớp Thầy thuốc đi trước đã cống hiến và để lại những công trình y khoa đồ sộ và những tấm gương y đức mà những người thầy thuốc hôm nay phải luôn ghi nhớ và học tập.

Bệnh xá Minh Long được thành lập vào năm 1963 tại Làng Giữa xã Long Môn, do đồng chí Y sỹ Thiệu phụ trách trạm xá, còn có 9 đồng chí khác vừa làm y tá, hộ lý, chị nuôi. Nhiệm vụ chủ yếu của các đồng chí là chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị thương bệnh binh, lúc bấy giờ dụng cụ, nhà cửa trạm xá rất thô sơ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men, bông gạc, cồn còn thiếu thốn, các đồng chí phải tự khắc phục, như mỗi lần thay băng cho thương binh là các chị y tá phải giặt lại để tận dụng phục vụ tiếp cho những bệnh nhân khác. Một cây kim tiêm thuốc phải dùng để tiêm cho rất nhiều bệnh nhân, tiêm xong bệnh nhân này, súc rửa và luộc lại để tiêm cho bệnh nhân khác, có khi phải mài lại kim…

          17/8/1974 huyện Minh Long được hoàn toàn giải phóng Bệnh xá chuyển về tại trung tâm huyện lỵ được tiếp quản một số y dụng cụ của bệnh xá chế độ ngụy để lại và giai đoạn này đội ngủ Y bác sĩ được bổ sung từ miền bắc vào như: Y sĩ Nguyễn Đại Chúng trưởng Bệnh xá, Bác sĩ Lữ Trị, Bác sĩ Đinh Thị Thu Chanh, Y sĩ Đinh Văn Giờ, Y tá Nguyễn Hồng Hải. Trong thời gian này tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện thường xuyên xảy ra phức tạp, như: dịch sốt rét, dịch bại liệt, dịch viêm não trẻ em…điều kiện xe cấp cứu không có, thuốc men không đủ; nhưng sự nổ lực của đội ngủ thầy thuốc của Bệnh xá luôn nghiên cứu sáng tạo, đẩy mạnh các hoạt động y tế dự phòng, kết hợp phương pháp điều trị đông tây y kết hợp để điều trị bệnh cho nhân dân.

          1982 huyện Minh Long được tách ra từ huyện Nghĩa Minh, Bệnh xá được thành lập thành Bệnh viện đa khoa huyện Minh Long, do Y sĩ Nguyễn Đại Chúng làm Giám đốc Bệnh viện, Bác sĩ Đinh Thị Thu Chanh làm Phó giám đốc, Bác sĩ Lữ Trị làm Đội trưởng Đội vệ sinh phòng dịch; Bệnh viện được bổ sung thêm một số Y sĩ mới ra trường như: Y sĩ Huỳnh Thị Y , Đặng Thị Kim Dung, Lê Thị Anh Thư, Trần Văn Sơn…trong giai đoạn này thuộc bao cấp tình hình kinh tế của nhân dân rất khó khăn; dịch mới phát sinh nhiều loại bệnh. Sự đoàn kết cao của đội ngủ thầy thuốc, Ban giám đốc thường xuyên tiếp nhận cán bộ mới bổ sung và tập huấn chương trình Y tế mới nên tổ chức triển khai tốt công tác y tế dự phòng và các kỹ thuật như tiểu phẩu, triển khai tốt các hoạt động sản, nhi và các chuyên khoa lây…công tác tiêm chủng mở rộng đã được triển khai, tình hình chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được nâng cao, tình hình dịch bệnh đã được khống chế như: dịch sốt rét, bại liệt, viêm não…năm 1989 Bệnh viện Minh Long được tiếp nhận xe cứu thương Uoat củ từ tỉnh Nghĩa Bình, nên công tác vận chuyển bệnh nhân lên tuyến trên kịp thời giảm tỷ lệ chết do bệnh năng.

          Ngày 15/10/1993 Trung tâm Y tế huyện Minh Long được thành lập theo Quyết định số 127/QĐ-UB của Chủ tịch UBND huyện Minh Long. do Y sĩ Nguyễn Đại Chúng Trưởng phòng Y tế-Thể dục thể thao huyện kiêm Giám đốc Bệnh viện, Bác sĩ Đinh Thị Thu Chanh làm Phó giám đốc, sau đó Bác Sĩ Lữ Trị làm giám đốc, Bác sĩ Lê Thị Anh Thư  và BS Đinh Thị Mai Hương làm Phó giám đốc.

          2006 Trung tâm Y tế huyện được xây dựng mới đưa vào sử dụng, do Bác sĩ Đinh Thị Mai Hương làm giám đốc từ 10/10/2008 và BS Đinh Muôn, BS Nguyễn Tấn Dũng làm Phó Giám đốc. TTYT có công suất 50 giường bệnh, trang thiết bị Y tế được trang bị dần, các chương trình Y tế Quốc gia được triển khai, hoạt động kết quả cao, đội ngủ thầy thuốc Y bác sĩ sĩ, điều dưỡng được đào tạo nâng cao, phân bổ đủ đáp ứng TTYT mở rộng các chuyên khoa; tinh thần, thái độ, y đức của thầy thuốc được nâng cao phục vụ tốt công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được nhân dân tin tưởng. Tại 05 trạm y tế xã dần được xây dựng mới, có 3/5 trạm có Bác sĩ, điều dưỡng, Nữ hộ sinh bố trí trạm có 6 cán bộ.

          Đặc biệt TTYT Minh Long là huyện miền núi đầu tiên được thành lập Khoa Đông y-Phục hồi chức năng của Trung tâm Y tế huyện Minh Long xây dựng khang trang, sạch sẽ và được đầu tư nhiều trang, thiết bị. Các y, bác sĩ trong khoa rất nhiệt tình, chu đáo. Chính vì vậy, số bệnh nhân đến khám và điều trị tại khoa ngày càng tăng. mỗi ngày trung tâm tiếp nhận hơn 100 bệnh nhân đến khám, điều trị bằng đông y. Riêng bệnh nhân nội trú luôn dao động khoảng 40 bệnh nhân, được coi là một trong những điểm sáng của ngành y tế trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân bằng y học cổ truyền.

Hiện nay Trung tâm Y tế huyện Minh Long, do Bác sĩ Đinh Muôn làm giám đốc, BS Trần Đặng Giao làm Phó giám đốc, TTYT được trang bị  80 giường bệnh; có 13 Bác sĩ/vạn dân, đào tạo 07 Bác sĩ chuyên khoa I. không còn trình độ trung cấp. tại 05 trạm y tế có Bác sĩ đạt 100%. Có 4/5 xã đạt và duy trì xã đạt chuẩn Quốc gia. Trang thiết bị y tế được trang bị các máy phục vụ trong chẩn đoán, kỹ thuật điều trị, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh tại huyện. Tinh thần trách nhiệm, đoàn kết của đội ngủ thầy thuốc luôn “Đổi mới phong cách thái độ hướng tới sự hài lòng của người bệnh là một trong những yêu cầu cấp thiết và có tầm quan trọng rất lớn trong giai đoạn hiện nay đối với toàn bộ hệ thống y tế huyện thực hiện tốt những quy định về quy tắc ứng xử của Công chức-Viên chức-Người lao động tại cơ sở y tế; Đó là việc triển khai thực hiện lồng ghép xây dựng cơ sở y tế xanh, sạch, đẹp; Thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết về tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng , đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05/CT-TW của Bộ chính trị.

Công tác khám bệnh, chữa bệnh đã khẳng định được vị thế của một bệnh viện hạng III, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú đều tăng theo từng quý, năm. Đặc biệt công tác khám, chữa bệnh Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng đang thu hút rất nhiều bệnh nhân đến điều trị nội trú và ngoại trú. Là đơn vị y tế miền núi đầu tiên thành lập được Khoa Y học cổ truyền & Phục hồi chức năng.

        Vũ Lương

 

Video
Thư viện ảnh
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 35
Hôm qua : 36
Tháng 03 : 832
Năm 2024 : 2.986