Tin tức - sự kiện

Trung tâm Y tế Minh Long triển khai dịch vụ xét nghiện HBA1C phát hiện sớm bệnh tiểu đường

        Thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay      

         Báo cáo của Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, bệnh đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới đang gia tăng nhanh chóng và trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng cần đặc biệt quan tâm. Bệnh đái tháo đường là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay, làm gia tăng gánh nặng y tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, hiểu biết của cộng đồng về “kẻ giết người thầm lặng” này còn nhiều hạn chế.

            Theo số liệu của Hiệp hội Phòng, chống đái tháo đường thế giới, năm 2021 trên toàn cầu, cứ 10 người trưởng thành thì có hơn một người mắc bệnh đái tháo đường. Các quốc gia có trên 20% dân số trưởng thành mắc bệnh bệnh này cũng ngày càng nhiều hơn. Thống kê từ năm 2000 tới nay cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người từ 20 đến 79 tuổi đã tăng hơn gấp ba lần và trong vòng 15 năm qua; chi phí về y tế cho bệnh đái tháo đường cũng tăng lên gấp ba lần.

Tại Việt Nam hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh. Bệnh không chỉ xuất hiện ở khu vực đô thị mà còn xuất hiện ở hầu khắp các khu vực từ miền núi, trung du đến đồng bằng. Bệnh gây nên nhiều tác hại cho sức khỏe, tàn phế, thậm chí tử vong bởi thường được chẩn đoán, điều trị muộn.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường. Đáng chú ý, trong đó hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5 có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận. Bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng không chỉ làm gia tăng chi phí y tế mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống.

Xét nghiệm là gì? có ý nghĩa gì với người bệnh tiểu đường?

Đái tháo đường là bệnh mạn tính không chữa khỏi, trừ đái tháo đường thai kỳ, đái tháo đường do thuốc,… Xét nghiệm HbA1c không chỉ xác định một người bị đái tháo đường mà còn giúp người đã bị bệnh biết được chỉ số đường huyết tại thời điểm xét nghiệm, với mục tiêu làm chậm tiến trình và cải thiện biến chứng đái tháo đường. Xét nghiệm HbA1c cần thực hiện từ 2 – 4 lần/năm.

Xét nghiệm HbA1c là gì?

Xét nghiệm HbA1c (hemoglobin glycated) là xét nghiệm cho biết mức đường huyết trung bình của một người trong 2-3 tháng. Thông thường, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin để chuyển hóa lượng glucose từ thức ăn được đưa vào cơ thể. Tuy nhiên, vì thiếu hụt insulin hoặc do cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả nên glucose này dính vào hemoglobin – một loại protein của tế bào hồng cầu. Và khi tế bào hồng cầu làm nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể thì chúng cũng “phiêu lưu ký” cùng. Các tế bào hồng cầu có tuổi thọ trong 2-3 tháng, đó là lý do tại sao việc xét nghiệm HbA1c nên được thực hiện hàng quý và mỗi năm có thể xét nghiệm từ 2-4 lần. (1)

Kết quả xét nghiệm HbA1c gồm những mức độ nào?

Kết quả xét nghiệm HbA1c cung cấp thông tin cơ bản về mức đường huyết trong 2-3 tháng qua để bác sĩ giúp người bệnh điều chỉnh mục tiêu điều trị, kiểm soát tiểu đường tốt hơn. 

Các mức độ HbA1c, gồm:

Chỉ số HbA1c

Mức độ

Dưới 5.7%

Bình thường

5.7% đến 6.4%.

Tiền đái tháo đường

Từ 6.5% trở lên.

Bệnh đái tháo đường

Kết quả xét nghiệm có chỉ số HbA1c cao có nghĩa cơ thể tồn dư quá nhiều đường trong máu. Với người tiền đái tháo đường sẽ có cơ hội làm chậm nguy cơ tiến triển sang giai đoạn đái tháo đường. Với người bệnh đái tháo đường dễ bị biến chứng bàn chân đái tháo đường, bệnh võng mạc tiểu đường, phù hoàng điểm, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, tim mạch,…

Người bệnh đái tháo đường cần duy trì mục tiêu mức HbA1c dưới 7% là ổn định. HbA1c càng cao, nguy cơ bị biến chứng đái tháo đường càng lớn. Những người bị đái tháo đường không được điều trị trong thời gian dài, mức HbA1c thường trên 8%. Nếu mức HbA1c của người bệnh đái tháo đường cao hơn mục tiêu, bác sĩ có thể thay đổi phương án điều trị bằng kết hợp chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc.

Xét nghiệm HbA1c nên được thực hiện khi nào?

Bác sĩ yêu cầu làm xét nghiệm HbA1c để chẩn đoán một người bị tiểu đường hoặc có nguy cơ cao bị đái tháo đường. Sau lần kiểm tra HbA1c đầu tiên, tần suất xét nghiệm phụ thuộc vào đái tháo đường tuýp 1 hay tuýp 2, tình hình kiểm soát đường huyết và kế hoạch điều trị. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng có thể được thực thiện khi khám sàng lọc sức khỏe định kỳ.

Thông qua chỉ số HbA1c, bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp.

Nhân viên y tế dùng một cây kim nhỏ luồn vào tĩnh mạch trên cánh tay lấy mẫu máu. Sau đó cho lượng máu thu được cho vào ống nghiệm và đưa đến Trung tâm Xét nghiệm, BVĐK Tâm Anh TP.HCM để máy phân tích. Người được xét nghiệm có thể bị đau nhẹ hoặc bầm tím tại chỗ kim đưa vào nhưng triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất.

  • Nếu kết quả xét nghiệm HbA1c ghi nhận tiền đái tháo đường, bạn nên kiểm tra HbA1c mỗi năm 1 lần. 
  • Nếu kết quả xét nghiệm bị đái tháo đường tuýp 1, người bệnh nên kiểm tra 3-4 lần/năm.
  • Nếu kết quả xét nghiệm bị đái tháo đường tuýp 2 có thể xét nghiệm 2-4 lần/năm. Người bệnh có thể cần xét nghiệm thường xuyên hơn nếu kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường thay đổi hoặc đổi thuốc. 

Ngay khi nhận kết quả HbA1c cao, người bệnh đái tháo đường không bi quan và cần tiếp tục thực hiện xét nghiệm HbA1c thường xuyên, thông qua đó kiểm soát việc quản lý đường huyết tốt hay chưa để điều chỉnh thuốc, điều chỉnh chế độ sinh hoạt phù hợp hơn.

Nói chung, người bệnh đái tháo đường nên làm xét nghiệm HbA1c 3 tháng một lần và ít nhất 2 lần/năm để luôn đảm bảo lượng đường trong máu nằm trong vòng kiểm soát. Nếu người bệnh thực hiện tốt chế độ ăn uống, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì đường huyết được kiểm soát tốt. Lúc đó, thời gian thực xét nghiệm HbA1c giữa các lần sẽ giãn ra. Tuy nhiên, người bệnh nên kiểm tra ít nhất 2 lần mỗi năm.

Lưu ý: Ở một số trường hợp, kết quả xét nghiệm HbA1c có thể sai lệch do người bệnh bị thiếu máu. Những yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến kết quả HbA1c gồm: bệnh gan, bệnh thận, hay mức vitamin C, vitamin E, cholesterol,… trong máu người bệnh quá cao. Do đó, người bệnh nên lựa chọn cơ sở xét nghiệm uy tín, máy móc hiện đại cùng bác sĩ có chuyên môn cao và kinh nghiệm về điều trị bệnh đái tháo đường để kiểm soát bệnh.

HbA1c có ý nghĩa gì với người bệnh tiểu đường?

Biết mức HbA1c giúp người tiền tiểu đường và người bệnh đái tháo đường có kế hoạch điều trị chuẩn xác. Kết quả này giúp bác sĩ đồng hành cùng người bệnh, dựa vào đó để đánh giá kết quả điều trị hàng năm, điều chỉnh thuốc. Bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường và cùng với bác sĩ khoa Dinh dưỡng – Tiết chế xây dựng chế độ ăn uống, luyện tập.

Người bình thường cần kiểm tra xét nghiệm này không?

Người bình thường cũng cần xét nghiệm HbA1c thông qua các đợt khám sức khỏe định kỳ để theo dõi mức đường huyết trong cơ thể, sớm phát hiện tiền đái tháo đường, xây dựng kế hoạch ăn uống, luyện tập thể dục phù hợp. Đặc biệt, người có nguy cơ cao như: thừa cân, béo phì, tiểu đường thai kỳ, rối loạn lipid máu, phụ nữ bị đa nang buồng trứng, từ 40 tuổi trở lên, có người trong gia đình bị đái tháo đường… nên đi khám với bác sĩ Nội tiết – Đái tháo đường và thực hiện xét nghiệm HbA1c theo chỉ định.

Nhằm đáp ứng nhu cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trên địa bàn huyện Minh Long khỏi phải đi tuyến tỉnh xét nghiệm đường huyết HbA1c phát hiện sớm bệnh tiểu đường, để có hướng điều trị sớm tại Trung tâm Y tế huyện phòng, tránh các tai biến do bệnh tiểu đường gây ra,

Trung tâm Y tế huyện Minh Long ban hành Quyết định số 25/QĐ-TTYT-ML ngày 21/3/2024 về việc ban hành giá thu dịch vụ xét nghiệm đường huyết HbA1c, với giá thu như sau:

- Gía dịch vụ xét nghiệm đường huyết HbA1c với số tiền 101.000 đồng (Một tram lẻ một nghìn đồng) cho một lần xét nghiệm.

Vũ Lương

Video
Thư viện ảnh
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 2
Hôm qua : 16
Tháng 04 : 1.508
Năm 2024 : 4.536