PHẦN I
QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
I. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ.
Ngày 10/11/2022, Quốc hội khóa XV đã ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (Luật số 10/2022/QH15) và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2023. Ngày 10/11/2022, Quốc hội khóa XV đã ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (Luật số 10/2022/QH15) và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2023.
Luật được ban hành là cơ sở vững chắc cho thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò tự quản của Nhân dân; tiếp tục khẳng định và góp phần thực hiện tốt hơn, có hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở có 6 Chương, 91 Điều, đây là luật mới, lần đầu được xem xét thông qua, là dấu ấn của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV trong việc kịp thời thể chế hóa đường lối Đại hội Đảng lần thứ XIII và định hướng chương trình xây dựng pháp luật cả nhiệm kỳ khóa XV. Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 về việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động năm 2019 về điều kiện lao động và quan hệ lao động (trong đó quy định về thực hiện dân chủ tại nơi làm việc), Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 có những nội dung, chính sách mới đáng lưu ý như sau
Điều 3: Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở
1. Bảo đảm quyền của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. 2. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
3. Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm trật tự, kỷ cương, không cản trở hoạt động bình thường của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.
4. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
5. Bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở.
6. Tôn trọng ý kiến đóng góp của Nhân dân, kịp thời giải quyết kiến nghị, phản ánh của Nhân dân.
Điều 4: Phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở
1. Mọi công dân thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn, tại thôn, tổ dân phố nơi mình cư trú.
2. Công dân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị nơi mình công tác. Trường hợp cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc của cơ quan, đơn vị do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định.
3. Công dân là người lao động thực hiện dân chủ tại tổ chức có sử dụng lao động nơi của cộng đồng (ở xã, phường, thị trấn); thông qua hoạt động của các thiết chế đại diện (đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân), qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội mà mình là thành viên cũng như các tổ chức tự quản khác tại cơ sở (các Điều 31, Điều 57, Điều 76).
– Những nội dung người dân thụ hưởng: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022, người dân được Nhà nước và pháp luật công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, các quyền về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của Luật và quy định khác của pháp luật có liên quan; được thông tin đầy đủ về các quyền và lợi ích hợp pháp, chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật và quyết định (nếu có) của chính quyền địa phương mà mình được hưởng; được thụ hưởng thành quả đổi mới, phát triển kinh tế – xã hội, chế độ an sinh xã hội và sự an toàn, ổn định của đất nước, của địa phương và ở cộng đồng dân cư nơi sinh sống; thành quả đổi mới, phát triển của cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động nơi làm việc; được tạo điều kiện để tham gia học tập, công tác, lao động, sản xuất, kinh doanh, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bản thân, gia đình và cộng đồng. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở ra đời với mục tiêu hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân; tiếp tục khẳng định bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, Nhân dân là người chủ của đất nước; bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động và trách nhiệm giải trình của chính quyền cơ sở, cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp và khắc phục những hạn chế, bất cập phát sinh trong thực tiễn thi hành quy định của pháp luật hiện hành về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Luật quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có hiệu lực từ 01/7/2023, thay thế Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn 2007 và Nghị quyết 55/1998/NQ-UBTVQH10./.
II. THÔNG TƯ SỐ: 05/2021/TT-BYT NGÀY 05/5/2021 CỦA BỘ Y TẾ QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CÔNG LẬP
Một số điều quan trọng của Thông tư 05:
Chương I
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
a) Thông tư này quy định về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập, bao gồm: dân chủ trong nội bộ đơn vị, dân chủ với người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh và trách nhiệm thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.
Điều 2. Mục đích thực hiện dân chủ trong các đơn vị
1. Phát huy quyền làm chủ của viên chức, người lao động trong đơn vị và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong triển khai hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
2. Xây dựng đội ngũ viên chức, người lao động trong đơn vị đủ tiêu chuẩn năng lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của ngành Y tế.
3. Phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu với người bệnh và người đại diện hợp pháp của người bệnh.
4. Nâng cao ý thức chấp hành quy định của pháp luật và nội quy của đơn vị cho người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh trong quá trình sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng viên chức, người lao động của đơn vị bị bạo hành khi thực thi nhiệm vụ.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của đơn vị
1. Thực hiện dân chủ phải tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; quyền đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm; xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm pháp luật, vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của viên chức, người lao động và của người bệnh.
2. Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của lãnh đạo đơn vị, sự tham gia tích cực của các đoàn thể quần chúng, các thành viên trong đơn vị, sự phối hợp của người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh.
3. Bảo đảm quyền thực hiện dân chủ của viên chức, người lao động, người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị đối với việc thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của đơn vị.
Mục 1. NỘI DUNG NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU ĐƠN VỊ PHẢI CÔNG KHAI
Điều 4. Những nội dung phải công khai
1. Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt về lĩnh vực y tế và những vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của đơn vị, trách nhiệm và quyền lợi của viên chức, người lao động tại đơn vị.
2. Quy hoạch, chiến lược phát triển đơn vị; phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác hằng năm, hằng quý, hằng tháng của đơn vị, khoa, phòng và đơn vị trực thuộc.
3. Nội quy, quy chế làm việc của đơn vị, khoa, phòng và đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo đơn vị, khoa, phòng, đơn vị trực thuộc và viên chức, người lao động trong đơn vị.
4. Quy định về chuyên môn, kỹ thuật y tế, quản lý và sử dụng trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật.
5. Nội dung liên quan đến công tác tài chính trong đơn vị: Dự toán, quyết toán ngân sách, kinh phí hoạt động hằng năm của đơn vị theo quy định hiện hành của nhà nước, bao gồm các nguồn tài chính như kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, nguồn bảo hiểm y tế, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; giá các hoạt động dịch vụ khác; các nguồn kinh phí tài trợ, viện trợ, liên doanh, liên kết, vốn vay nước ngoài và các nguồn thu khác.
6. Việc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ; định mức sử dụng xăng, xe, điện, nước, điện thoại; nội dung sử dụng các khoản tiền tiết kiệm chi của đơn vị; kế hoạch, nội dung, tiến độ, kết quả đầu tư, tài sản, công sản, đấu thầu xây dựng cơ bản, mua sắm thuốc, hoá chất, vật tư tiêu hao, thiết bị y tế theo quy định của pháp luật; kết quả việc kiểm kê, thanh lý tài sản trong đơn vị; việc thu, chi các khoản đóng góp của các tổ chức từ thiện, hoạt động mang tính chất nhân đạo.
7. Nội dung liên quan đến công tác cán bộ: Đề án vị trí việc làm, số lượng người làm việc, quy chế, quy trình, điều kiện, tiêu chuẩn về tuyển dụng, hợp đồng lao động; quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển; nâng ngạch, thăng hạng chức danh nghề nghiệp, nâng bậc lương; đào tạo, bồi dưỡng, cử đi học tập ở trong nước hoặc ngoài nước; khen thưởng, kỷ luật viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật.
8. Quy chế công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ; quản lý, sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học, kết quả các đề tài, công trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến theo quy định của pháp luật.
9. Kết quả giải quyết các vụ việc kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo về chuyên môn, các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, gây lãng phí, thất thoát kinh phí, tài sản trong đơn vị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận; kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong nội bộ đơn vị.
10. Những nội dung công khai khác mà người đứng đầu đơn vị thấy cần thiết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
Mục 2. NỘI DUNG VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA Ý KIẾN, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU ĐƠN VỊ QUYẾT ĐỊNH
Điều 6. Nội dung viên chức, người lao động tham gia ý kiến
1. Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chủ trương của ngành Y tế liên quan đến tổ chức và hoạt động của đơn vị.
2. Quy hoạch, chiến lược phát triển đơn vị, phát triển chuyên khoa kỹ thuật cao của các khoa, phòng trong đơn vị.
3. Kế hoạch công tác, kế hoạch thu chi tài chính hằng năm; kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở; kế hoạch cung ứng thuốc, hoá chất, vật tư y tế tiêu hao hằng năm; kế hoạch mua sắm, sử dụng, thanh lý tài sản của đơn vị.
4. Nội quy, quy chế, quy định làm việc của đơn vị, khoa, phòng và đơn vị trực thuộc; quy chế, quy định chuyên môn kỹ thuật của đơn vị, của các khoa, phòng và đơn vị trực thuộc.
5. Kế hoạch và quy trình về xây dựng cơ bản; đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao; mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, vật tư y tế.
6. Kế hoạch, quy chế, quy trình tuyển dụng, hợp đồng lao động, quy hoạch lãnh đạo đơn vị, khoa, phòng và đơn vị trực thuộc; đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng và kỷ luật viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật.
7. Biện pháp phòng hộ, an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường, cải tiến chế độ làm việc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho viên chức, người lao động; xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh trong đơn vị.
8. Quy trình thủ tục hành chính về tiếp đón, giải quyết công việc khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh; các biện pháp chống tệ quan liêu, gây phiền hà, sách nhiễu cho người bệnh và các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng trong khám bệnh, chữa bệnh.
9. Chương trình hành động thực hiện các phong trào thi đua của đơn vị; bình xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng hằng năm; báo cáo sơ kết công tác 6 tháng, tổng kết công tác năm của đơn vị.
10. Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế trích lập và sử dụng quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ dự phòng mất việc làm.
11. Những nội dung khác mà người đứng đầu đơn vị thấy cần thiết.
Điều 7. Hình thức tham gia ý kiến
1. Cho ý kiến trực tiếp với lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo khoa, phòng và đơn vị trực thuộc.
2. Tại hội nghị, hội thảo trong đơn vị.
3. Tại giao ban bộ phận, đơn vị.
4. Gửi ý kiến đóng góp đến phòng, ban chức năng của đơn vị.
5. Qua trang thông tin điện tử, mạng máy tính nội bộ, đường dây nóng, hòm thư góp ý của đơn vị.
6. Tại các cuộc đối thoại trực tiếp của lãnh đạo đơn vị, khoa, phòng và đơn vị trực thuộc với viên chức, người lao động trong đơn vị.
7. Thông qua các đoàn thể quần chúng lấy ý kiến của viên chức, người lao động.
8. Phát phiếu hỏi ý kiến trực tiếp; gửi dự thảo văn bản để viên chức, người lao động tham gia ý kiến.
Mục 3. NỘI DUNG VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG GIÁM SÁT
Điều 8. Những việc viên chức, người lao động được quyền giám sát
1. Việc thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch công tác của đơn vị, của các khoa, phòng và đơn vị trực thuộc; việc thực hiện nghị quyết của hội nghị viên chức, người lao động đơn vị.
2. Việc thực hiện nội quy, quy chế làm việc của các khoa, phòng, đơn vị trực thuộc và của đơn vị.
3. Việc thực hiện các quy định chuyên môn, kỹ thuật y tế.
4. Việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, nguồn thu từ bảo hiểm y tế, các nguồn thu hợp pháp khác, các loại quỹ của đơn vị.
5. Việc đấu thầu, cung ứng thuốc, hoá chất, máu, dịch truyền, trang thiết bị; mua sắm, sử dụng, thanh lý tài sản.
6. Quá trình đấu thầu về xây dựng cơ bản và mua sắm, sửa chữa trang thiết bị trong đơn vị.
7. Việc thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của viên chức, người lao động đơn vị.
8. Việc thực hiện các quy chế, quy định về công tác tổ chức, cán bộ.
9. Việc thực hiện các nội dung công khai của người đứng đầu đơn vị, trưởng các khoa, phòng.
10. Kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của viên chức, người lao động, người bệnh và người đại diện hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật.
1. Thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ủy ban kiểm tra cấp ủy đảng đơn vị.
2. Tại hội nghị viên chức, người lao động.
3. Tại các cuộc họp, giao ban, sinh hoạt định kỳ của đơn vị, các khoa, phòng và đơn vị trực thuộc.
4. Thông qua hoạt động của tổ chức Đảng, các đoàn thể quần chúng.
5. Thông qua hoạt động của các hội đồng chuyên môn, hội đồng tư vấn trong đơn vị.
DÂN CHỦ ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH VÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI BỆNH
Mục 1. NHỮNG VIỆC PHẢI CÔNG KHAI ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH VÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI BỆNH
Điều 10. Những việc phải thông tin kịp thời và công khai
1. Quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh đối với đơn vị.
2. Nội quy đơn vị, sơ đồ chỉ dẫn các khoa, phòng và đơn vị trực thuộc.
3. Các quy trình, thủ tục khám bệnh, chữa bệnh và các thủ tục khác có liên quan.
4. Giá thu dịch vụ khám, chữa bệnh đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, giá thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không theo yêu cầu đối với người bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế; chế độ miễn, giảm giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện chính sách bảo hiểm y tế; thanh toán giá và chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
5. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu của người bệnh; giá các loại dịch vụ khác tại đơn vị.
6. Lịch làm việc, lịch trực hàng ngày của viên chức, người lao động trong đơn vị; lịch tiếp công dân của người đứng đầu đơn vị.
7. Bộ phận tiếp công dân, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của đơn vị.
8. Số điện thoại đường dây nóng của Bộ Y tế.
9. Những vụ việc, hành vi gây mất trật tự, xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của viên chức, người lao động đơn vị.
10. Kết quả, số điểm đánh giá sự hài lòng của người bệnh.
Mục 2. NHỮNG VIỆC NGƯỜI BỆNH VÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI BỆNH THAM GIA Ý KIẾN, GIÁM SÁT
Điều 12. Những việc tham gia ý kiến, giám sát
1. Việc thực hiện các chế độ chính sách y tế có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh như: Các chế độ về khám bệnh, chữa bệnh, chính sách bảo hiểm y tế; các chính sách, giá các loại dịch vụ về khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
2. Việc thực hiện nội quy, quy chế về khám bệnh, chữa bệnh của đơn vị.
3. Tinh thần, thái độ phục vụ của viên chức, người lao động trong đơn vị; phát hiện và phản ánh với lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo khoa, phòng, đơn vị trực thuộc về những viên chức, người lao động có biểu hiện tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh yếu kém, có hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu, đùn đẩy, phân biệt đối xử, đòi hối lộ đối với người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh; đề xuất ý kiến, trao đổi và phối hợp với nhân viên y tế trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng người bệnh.
4. Việc thực hiện vệ sinh môi trường, bảo đảm an ninh, trật tự tại đơn vị.
5. Việc tiếp công dân, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của người bệnh và người đại diện hợp pháp của người bệnh đối với đơn vị.
Điều 13. Hình thức tham gia ý kiến, giám sát
1. Phản ánh trực tiếp với nhân viên y tế tại các khoa, phòng, đơn vị trực thuộc.
2. Phản ánh với cán bộ lãnh đạo đơn vị tại phòng tiếp dân của đơn vị.
3. Gửi văn bản tham gia ý kiến qua hòm thư góp ý của đơn vị.
4. Qua đường dây điện thoại nóng do đơn vị quy định.
5. Qua đối thoại trực tiếp hoặc qua các buổi sinh hoạt của hội đồng người bệnh của khoa, phòng và của đơn vị.
Điều 15. Trách nhiệm của viên chức, người lao động
1. Trách nhiệm của trưởng khoa, phòng và đơn vị trực thuộc
Tổ chức quán triệt, triển khai, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Trách nhiệm của viên chức, người lao động
Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định tại Điều 6 Nghị định số 04/2015/NĐ-CP và Thông tư này.
Điều 16. Trách nhiệm của người bệnh và người đại diện hợp pháp của người bệnh
1. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định liên quan đến trách nhiệm của người bệnh và người đại diện hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật và nội quy, quy chế làm việc của đơn vị.
2. Thực hiện các quy định về dân chủ trong hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập theo quy định tại Thông tư này.
III, TRÊN CƠ SỞ MỘT SỐ NỘI DUNG QUAN TRỌNG CỦA LUẬT THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ VÀ THÔNG TƯ05/2021/TT-BYT NGÀY 05/5/2021 CỦA BỘ Y TẾ QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CÔNG LẬP. CÁN BỘ, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA TTYT HUYỆN MINH LONG TIẾP TỤC TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ SAU ĐÂY:
1. Thực hiện tốt Quy tắc giao tiếp, ứng xử của viên chức, người lao động làm việc trong Trung tâm Y tế huyện; Tiếp tục thực hiện tốt hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện tại khoa khám bệnh; trang phục y tế để người dân dễ nhận biết các chức danh của cán bộ y tế; hòm thư góp ý tại các khoa, phòng, Trạm Y tế xã. Những quy định này liên quan trực tiếp đến đội ngũ cán bộ y, bác sỹ trong ngành y tế nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân.
2. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng và thực hiện các quy chế, quy định; tổ chức Hội nghị cán bộ công chức định kỳ hàng năm.
3. Cán bộ, viên chức, người lao động tăng cường, tự giác tham gia ý kiến, bàn bạc cũng như giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chương trình, kế hoạch công tác dài hạn, hàng năm của đơn vị; sử dụng kinh phí hoạt động, chấp hành chính sách, chế độ quản lý tài chính và tài sản; thực hiện các nội quy, quy chế, quy định, quy trình chuyên môn của đơn vị; thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan đến quyền, lợi ích của cán bộ, viên chức; giải quyết kiến nghị, đề xuất, khiếu nại, tố cáo…
4. Viên chức Trong ngành Y tế huyện ra sức học tập, nghiên cứu chuyện môn không ngừng đổi mới, cải tiến nâng cao chất lượng hiệu quả phục vụ người dân, đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân; chất lượng phục vụ nâng cao; đội ngũ y, bác sỹ tiếp tục củng cố, kiện toàn; đạo đức nghề nghiệp luôn rèn luyện nâng lên; chấn chỉnh kịp thời những vấn đề phức tạp phát sinh của ngành Y tế huyện. Mục đích đầu tiên của việc thực hiện dân chủ cơ sở là nội bộ phải đoàn kết, từ đó giúp ngành y tế huyện làm tốt nhiệm vụ chính trị đó là chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân tốt hơn. Những bức xúc của ngành y tế huyện phải được phân tích sâu sắc, toàn diện và được giải quyết bằng dân chủ.
5. Tiếp tục xây dựng hệ thống y tế cơ sở, đội ngũ cộng tác viên dân số, y tế thôn bản, thực hiện dân chủ cơ sở của ngành y tế không chỉ nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh mà còn phải vận động người dân xây dựng nếp sống sinh hoạt lành mạnh, chủ động phòng chống dịch bệnh, tích cực tham gia BHYT. Duy trì đội ngũ cộng tác viên dân số, y tế thôn bản, kiện toàn hệ thống y tế cơ sở làm cơ sở nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân, tuyên truyền mở rộng độ bao phủ của BHYT.
6. Viên chức, người lao động trong TTYT huyện, Trạm Y tế xã thực hiện tốt công tác truyền thông về Y tế, làm cho ngành, Hội đoàn thể và người dân nhận thức tốt về tầm quan trọng giữa y tế dự phòng và điều trị, công tác chăm sóc sức khoẻ là trách nhiệm không chỉ của riêng ngành Y tế mà cả những ngành hội đoàn thể khác, cả toàn dân trong công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ học đường…giữa phổ thông và chuyên sâu; thay đổi nhận thức trong đội ngũ cán bộ và viên chức trong khoa, phòng và Trạm y tế xã trong việc thực hiện tự chủ; phải thay đổi mạnh mẽ cơ chế phối hợp có tính liên cấp.
7. Cán bộ, viên chức và người lao động tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền và công khai để người dân tham gia ý kiến, giám sát, như sau:
- Công khai các chế độ chính sách y tế có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh như: Các chế độ về khám bệnh, chữa bệnh, chính sách bảo hiểm y tế; các chính sách, giá các loại dịch vụ về khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn cho người bệnh, người nhà người bệnh việc thực hiện nội quy, quy chế về khám bệnh, chữa bệnh của đơn vị.
- Triển khai hòm thư, tổ chức họp hội đồng người bệnh để giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại về phản ánh, góp ý về Tinh thần, thái độ phục vụ của viên chức, người lao động trong đơn vị; phát hiện và phản ánh với lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo khoa, phòng, đơn vị trực thuộc về những viên chức, người lao động có biểu hiện tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh yếu kém, có hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu, đùn đẩy, phân biệt đối xử, đòi hối lộ đối với người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh; đề xuất ý kiến, trao đổi và phối hợp với nhân viên y tế trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng người bệnh.
* Các Khoa, phòng, Trạm Y tế xã trực thuộc TTYT huyện Minh Long thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để phục vụ nhân dân tốt hơn.
PHẦN II
CÔNG TÁC DÂN VẬN CHÍNH QUYỀN CỦA NGÀNH Y TẾ
Trong quá trình tìm đường cứu nước, giải pháp dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm Đến công tác dân vận. Trong bài “Dân vận”,lần đầu tiên đăng trên báo Sự thật, số ra ngày 15/10/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “ Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp phần thành lực lượng toàn dân, để thực hiện những công việc nên làm, những công việc không nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho”, “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, hay câu nói khác của Bác“Khó trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Vì vậy, công tác dân vận rất quan trọng, là một nhiệm vụ chính trị của Đảng và cả hệ thống chính trị; Công tác Dân vận không chỉ là vận động nhân dân thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mà còn phải tìm mọi các cách giải thích cho dân hiểu, dân tin việc làm đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm. Tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục mọi người dân thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Dân vận còn có nghĩa là làm gương trước dân. Mục tiêu cao nhất của công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh chính là vì dân. Do đó, mọi hành động của chúng ta phải vì dân và mang lại hiệu quả thiết thực cho dân. Thực hiện tốt công tác dân vận nhằm phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng vững mạnh.
“Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công, dân vận kém thì việc gì cũng khó thành công” -vận dụng lời dạy của Bác, ngành y tế tỉnh Quảng Ngãi nói chung, Trung tâm Y tế huyện Minh Long nói riêng tiếp tục học tập, quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận đến tất cả viên chức, người lao động trong ngành Y tế . Song song với đó, nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, triển khai nhằm đưa phong trào “dân vận khéo” dân vận chính quyền cần lan tỏa sâu rộng, hiệu quả trong toàn ngành y tế.
Toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động trực thuộc Trung tâm Y tế huyện cần nhận thức sâu sắc, thực hiện tốt nhiệm vụ sau:
1. Với các nhiệm vụ chính trị của Trung tâm Y tế huyện Minh Long, thực hiện kế hoạch đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Với phương châm “lấy người bệnh làm trung tâm”, “lấy sự hài lòng của người bệnh làm mục tiêu phấn đấu”; thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh như: tăng thêm giường bệnh, mở rộng quy mô, phạm vi bệnh viện, nâng cao năng lực chuyên môn, cải tiến quy trình khám chữa bệnh, tăng cường năng lực chuyên môn và triển khai tiêu chí đánh giá chất lượng Bệnh viện... Đặc biệt là đổi mới về quản lí, cải cách thủ tục hành chính, đổi mới thái độ phục vụ của cán bộ y tế từ “ban ơn” sang “phục vụ” mang lại cho người dân cảm thấy hài lòng khi đến Trung tâm Y tế huyện.
2. Nâng cao kĩ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử và tăng cường mối quan hệ thân thiện của cán bộ y tế với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân; tôn trọng, lắng nghe phản ánh, bức xúc của người bệnh; thực hiện tốt xử lí thông tin qua đường dây nóng, tiếp tục đổi mới phương thức thu thập thông tin qua hộp thư góp ý, đổi mới trang phục của cán bộ y tế, kí cam kết đảm bảo có phong cách, thái độ phục vụ tốt đối với người bệnh, người nhà người bệnh.
3. Triển khai sắp xếp cải tiến quy trình, thủ tục hợp lí đối với các khoa, phòng. Phòng khám, phòng cận lâm sàng, thanh toán viện phí, lĩnh thuốc được bố trí theo quy trình một chiều, đảm bảo thuận tiện cho người bệnh. Bố trí nhân lực tiếp đón, giải thích cho người bệnh hiểu và tự giác thực hiện; thay vì chỉ thực hiện giải quyết cho người bệnh ra viện trong giờ hành chính thì nay đã làm trong cả những ngày nghỉ thứ 7 và chủ nhật…
4. Bố trí khu vực ngồi chờ rộng rãi, có đủ ghế ngồi sạch sẽ, thoáng mát, quạt mát, nước uống đầy đủ cho người bệnh. Những cán bộ làm việc tại phòng khám được lựa chọn có chuyên môn cao, tinh thần, thái độ tiếp xúc nhiệt tình, nhã nhặn. Viên chức, người lao động đẩy mạnh Phong trào “dân vận khéo” nhằm giúp Trung tâm Y tế huyện thay đổi diện mạo, từ nhận thức của mỗi cán bộ y tế trong giao tiếp ứng xử và phục vụ bệnh nhân, tạo niềm tin người dân ghi nhận và hưởng ứng.
5. Toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động Trung tâm Y tế huyện đoàn kết quyết tâm đổi mới phương thức vận động, tập hợp quần chúng, gắn công tác dân vận, dân chủ với việc “học tập và làm theo tấm gương đạo đức “Hồ Chí Minh” bằng các chuyên đề cụ thể. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục trong khám chữa bệnh; triển khai có hiệu quả các kỹ thuật cao, kỹ thuật chuyên sâu, tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân trong việc chủ động chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; xây dựng và kiện toàn hệ thống mạng lưới quản lí chất lượng bệnh viện, nâng cao chất lượng khám, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh nhằm đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân và sự tin tưởng của các cấp lãnh đạo giao phó.
6. Tiếp tục thực hiện Mô Hình đăng ký tại Trung tâm Y tế huyện Minh Long
- Mô hình 1: "Dân vận khéo trong thực hiện giao tiếp ứng xử đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh tại Trung tâm Y tế huyện”
- Mô hình 2: "Dân vận khéo trong thực hiện nồi cháo và xuất cơm tình thương tại Trung tâm Y tế huyện”
- Mô hình 3: “Dân vận khéo trong cải cách thủ tục hành chính, thực hiện công khai, công bằng trong khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện”
BAN CHẤP HÀNH CĐCS TTYT MINH LONG